Văn Chử Nhất Anh

Tình Thầy Cháu
Chử Nhất Anh
Kính gửi Ba Mẹ và Thầy Cô của một thời Văn-Học Dalat
Đã gần 40 năm xa Đà-Lạt, nhưng dường như mỗi ngày tôi đều nghĩ đến cái thành phố thương yêu đầy kỷ niệm mà ở đó trong tôi đã có nhiều mối tình: tình quê hương, tình gia đình nội ngoại, tình cha mẹ, tình anh chị em, tình bạn bè, tình cốt nhục, tình sơ giao, tình sông núi, tình cỏ, tình hoa. Nhưng đặc biệt có một thứ tình mà đến ngày hôm nay vẫn thắm thiết và sâu đậm trong trái tim bốn chị em chúng tôi, đó là tình thầy cháu.
Từ bé lúc còn học trường Pháp bậc tiểu học, gia đình chúng tôi sống ngay trong khuôn viên trường Văn-Học. Bốn chị em chúng tôi lớn lên bên cạnh những sinh hoạt đầy màu sắc, mới lạ của trường như thi đua bích báo, văn chương, văn nghệ thể thao, cắm trại, xi nê hàng tháng, phát thanh vào giờ ra chơi, lạc quyên cứu trợ đồng bào nạn nhân chiến cuộc, lễ diễn hành.
Xin nói thêm rằng ngày đó Văn-Học, Văn Khoa luôn nổi bật trong những dịp điễn hành với chiếc áo dài vàng đồng phục rực rỡ và với người cầm bảng đẹp nhất trường thời bấy giờ là chị Phạm Thị Bích Thủy.
Hàng ngày chúng tôi nhìn ngắm, thán phục, và chiêm ngưỡng hoạt động của các anh chị lớn trong trường như anh Trương Anh Dũng, Trương Chí Dũng, chị Phạm Thị Bích Thủy, chị Nguyễn Thị Trung, chị Trương Thị Lệ, anh Nguyễn Sơn, anh Lộc v. v.. và đương nhiên chúng tôi gặp các thầy cô vào ra dạy học.
Mỗi lần như thế ba mẹ đều bảo: “Các con chào thầy cô đi”.
Vòng tay cúi đầu chào các thầy cô, nhưng trong mắt chúng tôi lúc ấy các thầy cô là bạn của ba mẹ nên chúng tôi xưng là... cháu.
Thế rồi bốn chị em chúng tôi đổi qua theo học chương trình Việt ở trường Văn Học vào năm đệ thất, hình như là niên khóa 67-68.
Vào lớp ngỡ ngàng gặp lại các thầy cô, nay uy nghi trên bục gỗ với phấn bảng cầm tay! Chúng tôi bắt đầu thấy thầy cô thật vĩ đại, trong sự ngưỡng mộ tuyệt đối của những đứa học trò ngoan.
Đúng như truyền thống đạo đức “tôn sư trọng đạo,” tất cả những điều thầy cô dạy dỗ đều là khuôn vàng thước ngọc cho chúng tôi noi theo. Hơn thế nữa, dường như là những lời giáo huấn thưở xưa đó đã tự bao giờ thấm nhuần vào đầu óc, hun đúc nên con người, nhân cách và sự suy nghĩ của chúng tôi, những học trò Văn Học ngày hôm nay.
Bao năm qua, bên tai tôi vẫn còn văng vẳng lời thầy dạy “làm người cho phải đạo làm người”, giọng thầy vang vang truyện Kiều “bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người, nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi”, tiếng thầy khí phách Nguyễn Bỉnh Khiêm “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao” và mê mẩn, say sưa với Bạc Tần Hoài:
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa.
Có một lần thầy dạy Triết của chúng tôi, mà cả trường đều ngưỡng mộ, thầy Nguyễn Minh Diễm, hóm hỉnh hỏi rằng: “Tại sao lại gọi là thầy mà xưng bằng cháu?” Bốn chị em chúng tôi chỉ biết nhìn nhau cười...
Cứ như thế, năm tháng trôi đi, chúng tôi dần dà trưởng thành trong tình thương yêu đùm bọc của gia đình; trong văn chương, thơ phú và khoa học của một nền giáo dục đẹp đẽ và tuyệt vời mà nay đã một thời vang bóng.
Đời người như bóng câu qua song cửa, một số các thầy cô đã ra người thiên cổ hoặc đã già yếu với tuổi đời chồng chất. Xa quê hương, chúng tôi vẫn may mắn giữ được liên lạc với một số thầy cô và bạn bè của ngày tuổi nhỏ. Trên đất khách quê người, thỉnh thoảng thầy trò lại có dịp ngồi xuống ôn chuyện xưa Văn Học Dalat và lẽ dĩ nhiên không quên câu chuyện thầy-cháu. Bây giờ tôi đã lớn và đã hiểu rõ ý nghĩa của nó, đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, trân qúy đã hiện diện tự bao giờ trong vô thức tuổi thơ của chị em tôi, một thứ tình cảm không chỉ giữa thầy trò mà còn là sợi dây gắn bó giữa người thân, của những người cô chú bác và các cháu thân yêu.
Cùng các bạn Văn Học,
Đã 40 năm qua...thời gian sẽ cứ thế mà trôi. Có lẽ một ngày nào đó không xa, chúng ta sẽ không còn có cơ hội và khả năng để
níu kéo kỷ niệm được nữa. Hôm nay viết những dòng chữ này, hy vọng lưu lại một chút Văn Học xưa. Mai kia sẽ có ngày gặp
lại, sẽ cùng ngồi bên nhau mở từng trang kỷ niệm của một thời đẹp nhất trong đời.
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương cũ, so tơ phím này
Danh Sách VHDL- Bấm vào tên dưới đây để xem hình
❖Thầy Cô
❖
Vi Khuê Chử Bá Anh VA -
Phạm Văn An VN -
Trần Đại Bản VA -
Nguyễn Bào VN -
Nguyễn Thanh Châu VN -
Đặng Vũ Thu Cúc Vancouver -
Nguyễn Minh Diễm VA -
Hoàng Khôi Sydney -
Lê Trọng Lập CA -
Phan Nam VN -
Lưu Văn Nguyên VN -
Trần Thị Diệu Tâm Paris -
Nguyễn Thạc VA -
Nguyễn Văn Thành CA -
Hồ Thanh Tâm VA -
Nguyễn Quang Tuyến VN -
Phạm Kế Viêm Paris -
❖
Class 68-69❖
Nguyễn Duy Thạnh Belgium -
Trần Đức Trung TX -
Lê Thị Thủy Yến CA -
❖
Class 69-70❖
Ngô Gia Bảo WA -
Trương Anh Dũng TX -
Trương Chí Dũng VN -
Trần Ngọc Khanh CA -
Nguyễn Thị Thanh Liêm CA -
Phan Xuân Lâm VN -
Huỳnh Thành Phước NY -
Phạm Thị Bích Thủy Frankfurt -
Nguyễn Văn Trịnh VN -
❖
Class 70-71❖
Đỗ Thị Hồng VA -
Lê Thị Bích Nga VA -
Phạm Thị Hiếu CA -
Phạm Văn Hùng CA -
Nguyễn Thị Minh Trang
Germany-
Trần Văn NC -
❖
Class 71-72❖
Huỳnh Phi Hùng VN -
Phạm Khánh VA-
❖
Class 72-73❖
Đỗ Kim Anh VN -
Lê Thái Bình VN -
Nguyễn Cao Bộ CA -
Trần Thị Cam VN -
Đặng Thị Cung CA -
Hoàng Ngọc Dũng AU -
Trần Công Độ VN -
Nguyễn Thị Gái VN -
Phương Thu Hà CA -
Bùi Hải VA -
Nguyễn Thị Kim Hiền CA -
Phùng Hoài FL -
Thái Thị Hoàng VN -
Lê Thị Tú Hoè VN -
Lê Hùng VN -
Nguyễn Đình Hùng Sidney -
Nguyễn Nam Hùng TX -
Phạm Quý Huyến CA -
Nguyễn Thị Huyền Ma Soeur(HMS) FL -
Nguyễn Hương Huyền WA -
Nguyễn Thị Minh Hương VN -
Trần Khang Paris -
Lê Thị Song Kim VN -
Châu Ngọc Lan VN -
Lê Thị Lan CA -
Phan Thị Lan CA -
Lương Lập VN -
Tôn Nữ Hạnh Liên VA -
Lê Thị Kim Liên VN -
Hồ Thị Minh WA -
Đỗ Thị Mùi CA -
Vũ Tiến Nam Melbourne -
Nguyễn Thị Ngọc A VN -
Phạm Thị Nguyên Nhung VN -
Trần Nguyệt Nga CA -
Trần Văn Ninh VN -
Dương Quang Phước VN -
Nguyễn Văn Phước VN -
Nguyễn Văn Phước Utah -
Nguyễn Thị Bích Phượng VN -
Nguyễn Thị Quang VN -
Lê Xuân Quý VN -
Mạch Sĩ VN -
Phạm Văn Tuệ VN -
Lê Ngọc Tảo VN -
Trần Băng Thanh CA -
Bùi Thị Phương Thanh VN -
Hoàng Hôn Thắm TX -
Nguyễn Thắng UT -
Lê Nguyệt Thu VN -
Phan Kim Ánh Thu CA -
Thanh Thuý VN -
Tống Thị Tín VN -
Nguyễn Thị Minh Trang SJ-CA -
Trần Ngọc Trang VN -
Võ Diệu Trí VN -
Bùi Thanh Tuấn VN -
Hoàng Thị Thanh Vân VN -
Phạm Thị Thu Vân VN -
Nguyễn Tường Vân CA -
Nguyễn Tiến Vinh CA -
Nguyễn Tất Vui VN -
Lương Xuân Yến VN -
❖
Class 73-74❖
Chử Nhất Anh VA -
Chử Nhị Anh VA -
Chử Tứ Anh VA -
Huỳnh Ngọc Anh VN -
Nguyễn Ngọc Anh VN -
Trần Thị Thu Cúc VN -
Đinh Cường VN -
Phạm Minh Cường VN -
Lê Thị Dậu Bocholt -
Khúc Thị Xuân Dung VN -
Nguyễn Thị Dung VN -
Dương Quang Dũng Paris -
Nguyễn Thanh Dũng VN -
Võ Hoàng Đa CA -
Nguyễn Phước Bửu Đàn CA -
Trần Văn Đồng VN -
Trần Ngọc Hiệp VN -
Nguyễn Đắc Hớn VN -
Bùi Mạnh Hùng VN -
Huỳnh Quốc Hùng Québec -
Lê Thị Hường VN -
Võ Tấn Hưng VN -
Nguyễn Hùng VN -
Vương Thị Lan VN -
Trần Quốc Lăng CA -
Nguyễn Thế Liêm VN -
Trần Ngọc Liên CA -
Nguyễn Kim Long VN -
Trần Phi Nga GA -
Trần Văn Lợi VN -
Nguyễn Thị Lượm VN -
Trương văn Trung/Minh VN -
Văn Công Nam VN -
Nguyễn Thị Nga VN -
Đặng Phước Ngọc VN -
Đặng Mậu Phước VN -
Lê Thị Tuyết Phượng CA -
Đinh Anh Quốc VA -
Trần Văn Sanh WA -
Nguyễn Hoàng Sơn CA -
Nguyễn Đình Tài VN -
Nguyễn Văn Tâm VN -
Khiếu Thắng WA -
Bùi Đức Thanh CA -
Trần Mai Thanh CA -
Nguyễn Ngọc Thanh TX -
Nguyễn Chấn Thành VN -
Nguyễn ThịThành VN -
Nguyễn Thị Kim Thành VN -
Bùi Thanh VN -
Nguyễn Thị Thảo CA -
Đào Kim Thọ/LêvănHoàng VN -
Đỗ Viên Thông CO -
Đỗ Thị Thu VN -
Nguyễn Viết Thới VN -
Nguyễn Văn Thuận VN -
Ngô Văn Thuỷ VN -
Phan Kim Thanh Thủy CA -
Nguyễn Thị Thu Thủy VN -
Phan Thị Thu Thủy CA -
Trương Thị Thanh Tịnh OH -
Nguyễn Thị Minh Trang CA -
Đỗ Đình Trung VN -
Trần Ngọc Tuấn VN -
Trần Thị Bạch Tuyết VN -
Nguyễn Viết Vũ VN -
Trần Thị Ngọc Yến VN -
❖
Class 74-75❖
Dương Ngọc Hiệp VN -
Nguyễn Thị Đồng Hoa VN -
Hàng Ngọc Hiền VN -
Hàng Ngọc Hương VN -
Phan Thị Hương VN -
Trần Mỹ Lệ VN -
Phan Thị Bích Thủy VN -
Phạm Thị Thu Trang VN -
Trương Thị Thanh Thúy VN -
Nguyễn Thi VN -
Nguyễn Thị Thư TX -
Nguyễn Thị Tuyết VN