Văn Nguyễn Đình Tài

1. Chỉ Còn Là Kỷ Niệm
2. Hai Cây Roi Mây Nhớ Đời
3. Hắn
4. Nhật Ký Vài Ngày Qua
Chỉ Còn Là Kỷ Niêm
Nguyễn Đình Tài
Biết bao nhiêu điều muốn nói mà NHS đã dành viết hết trơn, còn chi để dành cho tui đây? Hát hò còn ráng được chứ viết lách làm sao mà cố? Đà-Lạt ngày xưa đẹp dịu dàng, đẹp nhất vẫn là hồ Xuân Hưong và đèo Prenn. Mỗi khi đi xa về Đà-Lạt, từ lưng chừng dốc thao trường nhìn xuống thấy hồ Xuân Hương đẹp làm sao. Vào những dịpTết, hoa Anh Đào hồng hồng nở rộ trong màn sương chung quanh hồ càng làm tăng thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Đà Lạt.
Nhớ ngày tuổi nhỏ Tài cũng hay lội suối bắt cá, lội ao bắt nòng nọc giống như Huyền Ma Soeur. Thích nhất là đi tắm ở bờ hồ Xuân Hương: Sau giờ cơm trưa, con nít trong xóm rủ nhau đi tắm cả đám. Nắng mưa gì cũng mặc kệ, vui lắm! Bây giờ nghĩ lại, không hiểu tại sao lúc đó không thấy đứa nào bị chết đuối. Đến hè thì đi bắt dế. Chu cha mới 05h00 sáng đã thức dậy lén lút đi. Đủ thứ dế: dế than nhiều nhất, dế trục không đuôi, dế lửa đỏ kè, dế nghệ vàng khè, chán nhất là bắt nhằm dế óc tiêu. Mùa hè có bao nhiêu là trò chơi: bắn bi, tạt lon, đánh tổng, thả diều, dích hình… Trẻ con bây giờ nghe nói đến các trò chơi này thì hoàn toàn mù tịt.
Tuổi thơ với những niềm vui nho nhỏ từ từ trôi qua cho đến khi vào trường Văn-Học. Ba năm đệ Tam, đệ Nhị, đệ Nhất là ba năm chạy đua học hành muốn đứt hơi, trước đó không biết sao học ngu hơn bò. Thật khâm phục các thầy, như Nguyễn Hoàng Sơn đã nói, thầy Nguyên dạy làm sao mà đứa ngu nhất cũng hiểu bài. Tài là một trong những đứa đó. Đoạn Tuyệt của Nhất Linh trước đó có đọc qua, nhưng nghe thầy An giảng mới thấm thía. Thầy Diễm thao thao bất tuyệt với hai áng văn: “Chinh Phụ Ngâm” và “Cung Oán Ngâm Khúc”.
Vui nhất là học môn Đạo đức và Tâm lý với thầy Tuyến.
Thầy Thạc có câu nhớ đời: "muốn nhớ nhiều thì quên bớt nó đi". Đúng vậy, nếu không thì điên luôn! Ngày xưa sao mà học toàn với thầy mà không có cô nào há? Chắc là các cô đi dạy cả ở trường Bùi Thị Xuân ? Sợ nhất là khi bị thầy hiệu trưởng gọi tên từng em lên văn phòng, sau khi phát thông tín biểu hằng tháng, vì nghỉ học không phép, vì làm bài với hai hột vịt lộn.Tài cũng không quên cảm giác run run khó tả khi được làm chủ trì buổi chào cờ mỗi sáng Thứ Hai ở Văn Học.
Đã gần 40 năm qua, những ai còn ở lại sau 75 đều hiểu và thấm thía thế nào là “tan tác” như thầy Diễm đã viết. Những người mẹ nào đã từng đi buôn mới cảm được nỗi đau và lo lắng khi qua trạm kiểm soát như thầy Tuyến đã nói. Lòng người ở lại cũng như người ra đi, theo năm tháng cũng quen dần với tất cả những đau khổ của cuộc đời.... Trường xưa giờ chỉ còn trong kỷ niệm nhưng kỷ niệm thì sẽ ở mãi trong ta.
Nguyễn Đình Tài
Văn Học 73-74
Hai Cây Roi Mây Nhớ Đời
Nguyễn Đình Tài
Hồi còn đi học, đám con trai lâu lâu cũng trốn học đi chơi, thường là đi đánh bi-da.
Một hôm, đang đánh bi-da ngon lành với Mai (nam sinh) học trên mình hai lớp, bỗng dưng thầy Chử Bá Anh xuất hiên.
Hai đứa măt mày tái mét.
“- Hai đứa không lo học mà đi đánh bi-da hả? Lên xe ngay!”
Thầy nói.
Thầy thường đi tìm học sinh trốn học bằng xe Mercedes. Về đến trường hai đứa bị thầy quất cho mỗi đứa hai cây roi mây nhớ đời.
Một trong những kỷ niêm với thầy hiệu trưởng
Hắn
Nguyễn Đình Tài
Hôm nay không biết sao tôi lại nhớ đến hắn. Có lẽ tôi đã xem lại một số hình ảnh về cổ thành Quảng Trị năm xưa. Hắn sinh ra trong một gia đình vừa đủ nghèo, đông anh em. Khi còn là một thiếu niên hắn đã có sức khỏe tốt, không giống tôi mỗi lần trở mùa là cảm sốt ho đủ thứ, tính hắn kiên cường nhưng lại hay nhường nhịn anh em bạn bè. Hắn có rất nhiều bạn; bạn cùng xóm, cùng lớp học cùng trường, ai cũng thích chơi với hắn vì hắn thường hy sinh hơn là đòi hỏi.Tôi sống chung với hắn từ nhỏ nên cũng ít nhiều cũng lây tính tình của hắn.Hắn học hành không được tốt lắm nên khi thi rớt tú tài I, hắn đã đi lính. Nhờ có sức khỏe tốt và gan dạ nên hắn được chọn cho binh chủng Nhảy dù. Năm nào hắn cũng về thăm nhà, mẹ tôi rất thương hắn, mỗi lần hết phép trở về đơn vị, tôi thấy mẹ tôi rất lo. Rồi thì chuyện gì xảy ra thì cũng xẩy ra. Hôm nghe tin hắn tử trận, tôi tự nhiên khóc như mưa, khóc không biết dừng là gì. Vài dòng để tưởng nhớ đến hắn. Hắn là anh tôi đó.
Nhật Ký Vài Ngày Qua
Nguyễn Đình Tài
06.08.15
Tối nay, 26.7.2015, Tài phải ra phi trường tân Sơn Nhất đón Sơn đen lúc 23h30, vậy mà giờ này vẫn chưa liên lạc được với tài xế, mãi đến 5h00 chiều tài xế mới gọi báo cho mình biết khoảng 10h00 tối nay sẽ ghé đón mình trước khi vô phi trường, vậy cũng được nhưng trong bụng mình đang nghĩ đường xá xa xôi mà sao chủ xe cho xe đi sát giờ quá. Vì không biết Sơn bay thẳng từ Mỹ hay ghé qua nước khác nên mình vào phi trường sớm hơn giờ máy bay đáp 30 phút. 23h00 bảng báo máy bay lần lượt đến cả chục chiếc từ Seoul, Tokyo, Singapor mình không biết ông thần đi chuyến nào, cũng may là ở Phi trường Tân Sơn Nhất chỉ có một lối ra nên mình không lo lắm. 23h45 nhìn thấy hắn đẩy xe hành lý ra cửa cùng với con gái, cả hai nhìn qua lại tìm mình, để cho đến khi hai người đến thật gần mình mới giơ tấm bảng mang tên “Sony Nguyen” làm hắn hơi bất ngờ. Sau khi tay bắt mặt mừng hỏi thăm nhau, Tài gọi tài xế cho xe vào đón. Trước đây mình chỉ toàn lái xe chở người ta, bây giờ mới có dịp người ta chở mình, khoẻ re.
Tài và Sơn đã xa nhau hơn 40 năm rồi mà khi gặp lại nhau vẫn không thấy lạ lẫm.
07.08.15
Xe bắt đầu khởi hành từ Sài-gòn lúc nửa khuya không quên ghé tiệm tạp hoá mua cho hai bố con hắn nguyên thùng nước lọc, hai đứa nói chuyện với nhau cho đến khi xe rời khỏi Sài-gòn lúc nào mình không hay, đến ngã ba Tam-Hiệp Biên Hoà tài xế cho xe chạy theo đường mới, con đường trước dây thuộc căn cứ Long-Bình nay được mở đến qua khỏi thị trấn Trảng-Bom để giảm áp lực cho khu vực Hố-Nai. Đến đầu GiaKiệm xe ghé cây xăng Thanh-Sơn để nghỉ ngơi và đi vệ sinh. Đây là nơi xe Thành-Bưởi ghé vào tiếp nhiên liệu. Trên đường đi không biết chuyện ở đâu ra mà hai đứa nói không biết ngán, phải chăng từ lâu hai đưa không được nói???
Khi đến chân đèo Bảo Lộc, Tài tính ghé quán cơm Đồng Tháp nhỉ ngơi lần nữa nhưng quán đã đóng cửa nên đành cho xe đậu lại bên vệ đường, sau khi chờ tài xế hút xong điếu thuốc thì tiếp tục chuyến hành trình đón Sơn đen về quê, 3h00 sáng rồi. Không biết hai bố con hắn có đói không nhưng mình cũng nói ghé Bảo-Lộc ăn phở. Bảo-Lộc bây giờ là thành phố rồi không còn là thị trấn như xưa, ngoài ra cũng có lý do khác để dừng xe ở đây Tài sẽ nói sau. Đúng 700h00 sáng xe về đến nhà Tài, sau đó xe đưa hai bố con về nhà, trông hắn có vẻ bồn chồn lắm. Mai viết tiếp…
08.8.15
Suốt một ngày đêm không ngủ, sau ít phút hàn huyên với cha già, mình làm một giấc dài cho đến khi nghe tiếng chuông điện thoại reo, Cường gọi hẹn chiều nay đi uống cà phê với các bạn. Khi đến nơi Cường csnh và Sơn đen ( đến sớm để nói nhiều) đã có mặt, sau đó các bạn khác lần lượt kéo đến như : Thành Dony, Cúc ca-sĩ,Thu , Hưng xây-dựng, Hùng gà-ri, Hớn my-tox, Thuận thầy-giáo,Trung kim-thạch và người đẹp Bích Thủy đến sau cùng. Từ lúc người đẹp tới trông mặt mũi Sơn bớt đen hơn. Ha, ha ha…
Sau khi nói chuyện với nhau đã đời các bạn chia tay. Trời đang mưa ( “chị cả” có thích mưa, cứ đến mùa tựu trường thì về đây, xem mưa miễn phí.), Cúc và Tài gợi ý đưa Sơn đi ăn bánh căn vì đêm qua Tài nghe hắn nói thích ăn bánh căn.Trời mưa thì mặc trời mưa, tấm lòng ăn uống còn cao hơn trời… Cúc ca-sĩ kiêm chauffeur chở Thành, Thu, Tài và Sơn đi ăn. Cường bận việc riêng nên đến sau. Mình cố ý ăn nhiều để cho Sơn bắt chước ăn cho thỏa chí, nãy giờ quên không đếm hắn ăn được bao nhiêu cặp bánh. Hồi nhỏ, mỗi lần mấy chị đúc bánh căn ở nhà, mình là đứa bị cú đầu nhiều nhất vì không chờ đợi được, tham ăn bà cố luôn. Cúc thấy trên đĩa gần hết bánh lại gọi thêm đĩa khác làm mình muốn ná thở. Đã rất lâu Tài mới có dịp ngồi vỉa hè ăn uống với bạn bè, vui vẻ ấm cúng một cách rất ư là nghệ…sĩ. Đêm qua mình ngủ được một giấc dài, sướng ơi là sướng. Mắc mớ gì lại phải sống ở Sài-gòn nóng nực, ồn ào, bụi bặm, chật chội, đắt đỏ v.v…8h00 sáng, mượn xe “bố già” đi lên phố, hôm qua mấy đưa hẹn nhau ở quán cà phê Duy Tân, căn nhà này khi xưa rất đẹp, nay nhìn lại mình thấy ngỡ ngàng, nó đâu mất tiêu rồi. Đang ngồi uống cà phê thì Sơn đen tới, hắn lúc nào cũng chiụ khó tới sớm, sau đó là Cường, Hớn, Trung. Sáng nay được uống cà phê “phi” nhờ Trung kim-thạch là chủ quán.
Danh Sách VHDL- Bấm vào tên dưới đây để xem hình
❖Thầy Cô
❖
Vi Khuê Chử Bá Anh VA -
Phạm Văn An VN -
Trần Đại Bản VA -
Nguyễn Bào VN -
Nguyễn Thanh Châu VN -
Đặng Vũ Thu Cúc Vancouver -
Nguyễn Minh Diễm VA -
Hoàng Khôi Sydney -
Lê Trọng Lập CA -
Phan Nam VN -
Lưu Văn Nguyên VN -
Trần Thị Diệu Tâm Paris -
Nguyễn Thạc VA -
Nguyễn Văn Thành CA -
Hồ Thanh Tâm VA -
Nguyễn Quang Tuyến VN -
Phạm Kế Viêm Paris -
❖
Class 68-69❖
Nguyễn Duy Thạnh Belgium -
Trần Đức Trung TX -
Lê Thị Thủy Yến CA -
❖
Class 69-70❖
Ngô Gia Bảo WA -
Trương Anh Dũng TX -
Trương Chí Dũng VN -
Trần Ngọc Khanh CA -
Nguyễn Thị Thanh Liêm CA -
Phan Xuân Lâm VN -
Huỳnh Thành Phước NY -
Phạm Thị Bích Thủy Frankfurt -
Nguyễn Văn Trịnh VN -
❖
Class 70-71❖
Đỗ Thị Hồng VA -
Lê Thị Bích Nga VA -
Phạm Thị Hiếu CA -
Phạm Văn Hùng CA -
Nguyễn Thị Minh Trang
Germany-
Trần Văn NC -
❖
Class 71-72❖
Huỳnh Phi Hùng VN -
Phạm Khánh VA-
❖
Class 72-73❖
Đỗ Kim Anh VN -
Lê Thái Bình VN -
Nguyễn Cao Bộ CA -
Trần Thị Cam VN -
Đặng Thị Cung CA -
Hoàng Ngọc Dũng AU -
Trần Công Độ VN -
Nguyễn Thị Gái VN -
Phương Thu Hà CA -
Bùi Hải VA -
Nguyễn Thị Kim Hiền CA -
Phùng Hoài FL -
Thái Thị Hoàng VN -
Lê Thị Tú Hoè VN -
Lê Hùng VN -
Nguyễn Đình Hùng Sidney -
Nguyễn Nam Hùng TX -
Phạm Quý Huyến CA -
Nguyễn Thị Huyền Ma Soeur(HMS) FL -
Nguyễn Hương Huyền WA -
Nguyễn Thị Minh Hương VN -
Trần Khang Paris -
Lê Thị Song Kim VN -
Châu Ngọc Lan VN -
Lê Thị Lan CA -
Phan Thị Lan CA -
Lương Lập VN -
Tôn Nữ Hạnh Liên VA -
Lê Thị Kim Liên VN -
Hồ Thị Minh WA -
Đỗ Thị Mùi CA -
Vũ Tiến Nam Melbourne -
Nguyễn Thị Ngọc A VN -
Phạm Thị Nguyên Nhung VN -
Trần Nguyệt Nga CA -
Trần Văn Ninh VN -
Dương Quang Phước VN -
Nguyễn Văn Phước VN -
Nguyễn Văn Phước Utah -
Nguyễn Thị Bích Phượng VN -
Nguyễn Thị Quang VN -
Lê Xuân Quý VN -
Mạch Sĩ VN -
Phạm Văn Tuệ VN -
Lê Ngọc Tảo VN -
Trần Băng Thanh CA -
Bùi Thị Phương Thanh VN -
Hoàng Hôn Thắm TX -
Nguyễn Thắng UT -
Lê Nguyệt Thu VN -
Phan Kim Ánh Thu CA -
Thanh Thuý VN -
Tống Thị Tín VN -
Nguyễn Thị Minh Trang SJ-CA -
Trần Ngọc Trang VN -
Võ Diệu Trí VN -
Bùi Thanh Tuấn VN -
Hoàng Thị Thanh Vân VN -
Phạm Thị Thu Vân VN -
Nguyễn Tường Vân CA -
Nguyễn Tiến Vinh CA -
Nguyễn Tất Vui VN -
Lương Xuân Yến VN -
❖
Class 73-74❖
Chử Nhất Anh VA -
Chử Nhị Anh VA -
Chử Tứ Anh VA -
Huỳnh Ngọc Anh VN -
Nguyễn Ngọc Anh VN -
Trần Thị Thu Cúc VN -
Đinh Cường VN -
Phạm Minh Cường VN -
Lê Thị Dậu Bocholt -
Khúc Thị Xuân Dung VN -
Nguyễn Thị Dung VN -
Dương Quang Dũng Paris -
Nguyễn Thanh Dũng VN -
Võ Hoàng Đa CA -
Nguyễn Phước Bửu Đàn CA -
Trần Văn Đồng VN -
Trần Ngọc Hiệp VN -
Nguyễn Đắc Hớn VN -
Bùi Mạnh Hùng VN -
Huỳnh Quốc Hùng Québec -
Lê Thị Hường VN -
Võ Tấn Hưng VN -
Nguyễn Hùng VN -
Vương Thị Lan VN -
Trần Quốc Lăng CA -
Nguyễn Thế Liêm VN -
Trần Ngọc Liên CA -
Nguyễn Kim Long VN -
Trần Phi Nga GA -
Trần Văn Lợi VN -
Nguyễn Thị Lượm VN -
Trương văn Trung/Minh VN -
Văn Công Nam VN -
Nguyễn Thị Nga VN -
Đặng Phước Ngọc VN -
Đặng Mậu Phước VN -
Lê Thị Tuyết Phượng CA -
Đinh Anh Quốc VA -
Trần Văn Sanh WA -
Nguyễn Hoàng Sơn CA -
Nguyễn Đình Tài VN -
Nguyễn Văn Tâm VN -
Khiếu Thắng WA -
Bùi Đức Thanh CA -
Trần Mai Thanh CA -
Nguyễn Ngọc Thanh TX -
Nguyễn Chấn Thành VN -
Nguyễn ThịThành VN -
Nguyễn Thị Kim Thành VN -
Bùi Thanh VN -
Nguyễn Thị Thảo CA -
Đào Kim Thọ/LêvănHoàng VN -
Đỗ Viên Thông CO -
Đỗ Thị Thu VN -
Nguyễn Viết Thới VN -
Nguyễn Văn Thuận VN -
Ngô Văn Thuỷ VN -
Phan Kim Thanh Thủy CA -
Nguyễn Thị Thu Thủy VN -
Phan Thị Thu Thủy CA -
Trương Thị Thanh Tịnh OH -
Nguyễn Thị Minh Trang CA -
Đỗ Đình Trung VN -
Trần Ngọc Tuấn VN -
Trần Thị Bạch Tuyết VN -
Nguyễn Viết Vũ VN -
Trần Thị Ngọc Yến VN -
❖
Class 74-75❖
Dương Ngọc Hiệp VN -
Nguyễn Thị Đồng Hoa VN -
Hàng Ngọc Hiền VN -
Hàng Ngọc Hương VN -
Phan Thị Hương VN -
Trần Mỹ Lệ VN -
Phan Thị Bích Thủy VN -
Phạm Thị Thu Trang VN -
Trương Thị Thanh Thúy VN -
Nguyễn Thi VN -
Nguyễn Thị Thư TX -
Nguyễn Thị Tuyết VN