Thì Thầm Bên Mẹ
Sonia Phan Kim Thanh Thủy
Mẹ ơi! Lúc nãy trên đường đi chợ, con nhìn thấy một bà cụ người Bắc (con đoán thế vì bà cụ đội khăn nhung đen, tay cầm chiếc nón Dứa rất giống Mẹ khi xưa) . Con liền chỉ cho chị:
-Nhìn kìa chị , thấy nhớ Mẹ ghê!
Chị chép miệng:
-Ừ , Mẹ mình hồi trước cũng giống vậy nhỉ ? nhưng đẹp và phúc hậu hơn…
Chị bỗng ngừng bặt, mắt đăm chiêu tư lự. Con biết chị đang nghĩ gì vì con cũng đang có cùng một ý nghĩ như chị. Từ đó hai chị em trở nên im lặng và buồn bã suốt dọc đường.
Mẹ bây giờ giam mình trong phòng kín, nhìn mọi vật chung quanh với ánh mắt vô hồn. Đã không còn nhận ra các con cháu của Mẹ từ lâu. Tuy vậy chúng con vẫn tự dối lòng, làm như Mẹ còn bình thường và khỏe mạnh như xưa . Về đến nhà là chạy vào kể lể chuyện này chuyện nọ với Mẹ để được có cảm giác là mình vẫn còn Mẹ. Bây giờ con mới hiểu tại sao lúc bà ngoại mất, Mẹ lại vật vã khóc than rằng: “ Mẹ ơi sao nỡ bỏ con bơ vơ thế này?” (Lúc đó Mẹ đã là bà nội bà ngoại rồi). Điều này gợi cho con nhớ lại lời nói của một nhà hiền triết nào đó:
“Con người dù già tuổi tới đâu cũng đều cần có Mẹ.” Chúng con cũng vậy, lúc nào cũng cần Mẹ cho dù đã trưởng thành và có gia đình riêng của mình.
Bố mất năm con lên tám tuổi. Mẹ kiêm cả chức bố lẫn Mẹ, nuôi dạy một đàn con. Con là đứa bé nhất, èo uột và đau ốm luôn khiến Mẹ phải vất vả trăm chiều mới nuôi con khôn lớn thành người. Bây giờ con đã được làm Mẹ, mới thấm thía nỗi lo lắng và những giọt nước mắt xót xa của người Mẹ khi ngồi bên giường bệnh chăm sóc cho con mình.
Mẹ là điểm tựa tinh thần, là trụ cột cho cả đại gia đình . Không may sau chuyến về Việt Nam thăm các dì. Mẹ bị bạo bệnh rồi dần dần mất trí nhớ khiến đời sống chúng con như bị đảo lộn. Căn bệnh quái ác đã biến đổi Mẹ hiền lành và xinh đẹp của chúng con thật rồi.
Nhìn Mẹ tiều tụy, không còn nhận thức được bất cứ điều gì đang xảy ra, chúng con rất đau lòng.
Mấy năm trước con theo bạn đi chùa dự lễ Vu Lan. Lúc mọi người cài hoa cho nhau, con được cài hoa đỏ mà nước mắt như mưa, trong tim cảm thấy thật đau đớn vì tuy còn Mẹ nhưng... Mẹ đang ở một nơi xa xăm quá …Từ đó con không muốn đến chùa vào những dịp lễ Vu Lan nữa. Con thật tội lỗi phải không Mẹ? Trời Phật chắc cũng thông cảm cho con. Nhiều lúc ngồi một mình, nghĩ đến những năm tháng Mẹ còn tỉnh táo mà trong lòng con tràn đầy ân hận. Vì quá bận rộn với gia đình riêng và công việc mưu sinh, nên đã ít tâm sự trò chuyện với Mẹ, tỏ lòng thương yêu Mẹ nhiều hơn, để bây giờ muốn phụng dưỡng và làm Mẹ vui lòng hơn cũng đã quá muộn.
Trong ngày lễ Mother’s Day, các đài truyền hình chiếu đầy quảng cáo, giới thiệu nhiều loại quà cho các bà Mẹ. Nào hoa, nào bánh, áo quần, nữ trang…. Con thật chua xót khi nghĩ đến Mẹ. Ước gì Mẹ được ơn trên phù hộ, dù chỉ tỉnh lại một ngày thôi, chúng con nhất định sẽ mua hết cả bầu trời này dâng Mẹ.
Mẹ ơi, bây giờ con hát Mẹ nghe một bản nhạc mới, con vừa viết xong để tặng Mẹ nhé!
Chưa một lần con nói câu thương Mẹ,
Chưa bao giờ con ôm Mẹ thật lâu
Nhưng trong ánh mắt thiết tha nhìn Mẹ
Đã tỏ lòng con yêu Mẹ biết bao ?!?
Trong cuộc đời có đôi lần vấp ngã
Nâng con dậy Mẹ an ủi chở che
Mẹ là niềm tin, ánh đuốc soi đường
Cho con vững bước tới nơi bình yên
Mẹ ngồi ru con, bé thơ ngày nào
Truyền cho hơi ấm giá rét đêm đông
Con đau yếu, Mẹ cũng hư hao…
Người luôn thao thức vì con chưa yên giấc
Mẹ cười vui khi thấy con hạnh phúc
Rơi lệ buồn khi con vướng khổ đau
Lòng Mẹ thương con không bến không bờ
Biết bao giờ con mới đền công ơn
Nếu mỗi người đều có một tín ngưỡng
Con xin tôn thờ , chỉ Mẹ mà thôi
Tình Mẹ trong tim con là tất cả
Xin vinh danh Mẹ, Thánh Mẫu đời con
(Viết trong những tháng ngày còn Mẹ)
Thưở Tôi Làm Con Trai
Sonia Phan Kim Thanh Thủy
Năm 15 tuổi (cuối năm lớp 10) , tôi thi vào Hội Việt Mỹ toạ lạc tại trường Đoàn thị Điểm , (gần khách sạn Thủy Tiên trên đường Duy Tân). Cách một tối lại học từ 7 tới 9 giờ mới về . Lúc đó vì chưa biết chạy xe Honda nên chị Kim Oanh có nhiệm vụ đưa đón tôi . Có hôm chị bận bạn bè hay học hành gì đó quên không đến đón , tôi lại phải đi bộ về một mình thì sợ lắm vì phải đi ngang qua đường Hoàng Diệu vào buổi tối. Con đường này nổi tiếng với đám du đãng dữ dằn thường ngồi la cà ở quán bún bò trước cổng chợ , gặp con gái đi một mình thì hay chạy theo buông lời trêu ghẹo nham nhở . Có lần gặp lúc trời mưa ,tôi kéo mũ áo Blouson đội lên đầu , đi ngang qua thì lại không thấy bị trêu ghẹo . Hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó mới vỡ lẽ ra là đám thanh niên du đãng thấy đội mũ tùm hụp , tưởng tôi là một đứa con trai nhỏ nên không bắt nạt như mọi lần . À há, tôi bắt đầu nghĩ ra một kế khá hay , hôm sau tôi ghé vào tiệm cắt tóc chị Hoa trên đường đi học về , nhờ chị cắt tóc ngắn kiểu “Demi garcon” (lúc đó tôi đang để tóc thề ngang vai ) , chị kêu lên không chịu ,nói uổng , phải về hỏi ý kiến của nhà đã nhưng tôi đã quyết nên cứ nhất định yêu cầu chị làm theo ý mình . Về nhà với kiểu tóc con trai thật ngắn ,tôi bị cả nhà xúm vào “dũa” thê thảm ,nhưng tôi vẫn cười khoái trí vì được nhẹ đầu và nhất là từ nay không sợ đám du đãng Hoàng Diệu nữa . Buổi sáng vào lớp , các bạn tôi cứ ngắm nghía cái đầu mới và phê bình , người khen ,kẻ chê loạn xạ cả lên, cuối cùng thì mọi người đều đồng ý là trông tôi giống con trai thật , nếu đi dáng mạnh bạo hơn một chút . Từ đó , tôi bắt đầu ăn mặc ngổ ngáo và đi đứng như con trai để “đối phó” với nỗi sợ hãi khi phải đi về buổi tối m ột mình . Cặp táp thì bỏ , chỉ đựng sách vở bằng cái túi đựng mìn xin được của mấy anh lính , dán đủ loại insigne màu mè kiểu Hippie vào trông thật “ngầu”. Dường như thời gian đó Tứ Anh chưa đi du học nên đã có dịp “thưởng lãm” cái đầu tóc ngắn đó rồi thì phải ?!? Tôi cũng chơi rất thân với Touprong Nai Lương , có lần 2 đứa vác thùng đi xin uỷ lạo nạn nhân lũ lụt miền Trung , Nai Lương bảo đi với tôi thì không sợ bị du đãng cướp thùng tiền vì trông tôi giống trùm du đãng quá xá(sic) . Thỉnh thoảng tôi đi Tùng Nghĩa thăm Mẹ dưỡng bệnh tại đó , Mẹ chẳng những không mắng mà còn tỏ ra thích thú khi nhìn tôi trông giống một đứa con trai nhỏ nghịch ngợm của bà .
Tôi có 3 người anh trai là Phi công , một anh nhỏ nhất lúc đó khoảng 25 tuổi lái A-37 , rất thân với các em gái , thỉnh thoảng về phép lại đưa chị em tôi đi chơi thật vui vẻ . Lần đó anh về , dù anh em đã thủ thỉ trên điện thoại về việc cắt tóc ngắn của tôi trước rồi ,nhưng khi tôi vừa xuất hiện , anh nhìn sững sờ rồi kéo tôi lại cốc vào đầu một cái thật đau điếng , anh la cho một trận và bắt hứa là phải để tóc dài lại cho anh dù bất kể lý do gì . Rất tiếc là sau đó khoảng nửa năm , anh đã mất tích trên đường di tản từ Phan Rang về Sài Gòn , không kịp nhìn lại mái tóc thề của đứa em út để lại theo lời hứa với anh .
Đã gần 40 năm trôi qua , mỗi khi giở lại cuốn album cũ , nhìn tấm hình tôi và mái tóc ngắn kiểu con trai , thì kỷ niệm xa xưa lại hiện về , tôi thường chặc lưỡi một mình : sao hồi đó trông mình “ngầu” thế nhỉ ??? vậy mà có chàng không sợ , cứ hát bài “Cô Bắc Kỳ nho nhỏ” mỗi khi gặp mặt thôi , lạ thật !
Danh Sách VHDL- Bấm vào tên dưới đây để xem hình
❖Thầy Cô
❖
Vi Khuê Chử Bá Anh VA -
Phạm Văn An VN -
Trần Đại Bản VA -
Nguyễn Bào VN -
Nguyễn Thanh Châu VN -
Đặng Vũ Thu Cúc Vancouver -
Nguyễn Minh Diễm VA -
Hoàng Khôi Sydney -
Lê Trọng Lập CA -
Phan Nam VN -
Lưu Văn Nguyên VN -
Trần Thị Diệu Tâm Paris -
Nguyễn Thạc VA -
Nguyễn Văn Thành CA -
Hồ Thanh Tâm VA -
Nguyễn Quang Tuyến VN -
Phạm Kế Viêm Paris -
❖
Class 68-69❖
Nguyễn Duy Thạnh Belgium -
Trần Đức Trung TX -
Lê Thị Thủy Yến CA -
❖
Class 69-70❖
Ngô Gia Bảo WA -
Trương Anh Dũng TX -
Trương Chí Dũng VN -
Trần Ngọc Khanh CA -
Nguyễn Thị Thanh Liêm CA -
Phan Xuân Lâm VN -
Huỳnh Thành Phước NY -
Phạm Thị Bích Thủy Frankfurt -
Nguyễn Văn Trịnh VN -
❖
Class 70-71❖
Đỗ Thị Hồng VA -
Lê Thị Bích Nga VA -
Phạm Thị Hiếu CA -
Phạm Văn Hùng CA -
Nguyễn Thị Minh Trang
Germany-
Trần Văn NC -
❖
Class 71-72❖
Huỳnh Phi Hùng VN -
Phạm Khánh VA-
❖
Class 72-73❖
Đỗ Kim Anh VN -
Lê Thái Bình VN -
Nguyễn Cao Bộ CA -
Trần Thị Cam VN -
Đặng Thị Cung CA -
Hoàng Ngọc Dũng AU -
Trần Công Độ VN -
Nguyễn Thị Gái VN -
Phương Thu Hà CA -
Bùi Hải VA -
Nguyễn Thị Kim Hiền CA -
Phùng Hoài FL -
Thái Thị Hoàng VN -
Lê Thị Tú Hoè VN -
Lê Hùng VN -
Nguyễn Đình Hùng Sidney -
Nguyễn Nam Hùng TX -
Phạm Quý Huyến CA -
Nguyễn Thị Huyền Ma Soeur(HMS) FL -
Nguyễn Hương Huyền WA -
Nguyễn Thị Minh Hương VN -
Trần Khang Paris -
Lê Thị Song Kim VN -
Châu Ngọc Lan VN -
Lê Thị Lan CA -
Phan Thị Lan CA -
Lương Lập VN -
Tôn Nữ Hạnh Liên VA -
Lê Thị Kim Liên VN -
Hồ Thị Minh WA -
Đỗ Thị Mùi CA -
Vũ Tiến Nam Melbourne -
Nguyễn Thị Ngọc A VN -
Phạm Thị Nguyên Nhung VN -
Trần Nguyệt Nga CA -
Trần Văn Ninh VN -
Dương Quang Phước VN -
Nguyễn Văn Phước VN -
Nguyễn Văn Phước Utah -
Nguyễn Thị Bích Phượng VN -
Nguyễn Thị Quang VN -
Lê Xuân Quý VN -
Mạch Sĩ VN -
Phạm Văn Tuệ VN -
Lê Ngọc Tảo VN -
Trần Băng Thanh CA -
Bùi Thị Phương Thanh VN -
Hoàng Hôn Thắm TX -
Nguyễn Thắng UT -
Lê Nguyệt Thu VN -
Phan Kim Ánh Thu CA -
Thanh Thuý VN -
Tống Thị Tín VN -
Nguyễn Thị Minh Trang SJ-CA -
Trần Ngọc Trang VN -
Võ Diệu Trí VN -
Bùi Thanh Tuấn VN -
Hoàng Thị Thanh Vân VN -
Phạm Thị Thu Vân VN -
Nguyễn Tường Vân CA -
Nguyễn Tiến Vinh CA -
Nguyễn Tất Vui VN -
Lương Xuân Yến VN -
❖
Class 73-74❖
Chử Nhất Anh VA -
Chử Nhị Anh VA -
Chử Tứ Anh VA -
Huỳnh Ngọc Anh VN -
Nguyễn Ngọc Anh VN -
Trần Thị Thu Cúc VN -
Đinh Cường VN -
Phạm Minh Cường VN -
Lê Thị Dậu Bocholt -
Khúc Thị Xuân Dung VN -
Nguyễn Thị Dung VN -
Dương Quang Dũng Paris -
Nguyễn Thanh Dũng VN -
Võ Hoàng Đa CA -
Nguyễn Phước Bửu Đàn CA -
Trần Văn Đồng VN -
Trần Ngọc Hiệp VN -
Nguyễn Đắc Hớn VN -
Bùi Mạnh Hùng VN -
Huỳnh Quốc Hùng Québec -
Lê Thị Hường VN -
Võ Tấn Hưng VN -
Nguyễn Hùng VN -
Vương Thị Lan VN -
Trần Quốc Lăng CA -
Nguyễn Thế Liêm VN -
Trần Ngọc Liên CA -
Nguyễn Kim Long VN -
Trần Phi Nga GA -
Trần Văn Lợi VN -
Nguyễn Thị Lượm VN -
Trương văn Trung/Minh VN -
Văn Công Nam VN -
Nguyễn Thị Nga VN -
Đặng Phước Ngọc VN -
Đặng Mậu Phước VN -
Lê Thị Tuyết Phượng CA -
Đinh Anh Quốc VA -
Trần Văn Sanh WA -
Nguyễn Hoàng Sơn CA -
Nguyễn Đình Tài VN -
Nguyễn Văn Tâm VN -
Khiếu Thắng WA -
Bùi Đức Thanh CA -
Trần Mai Thanh CA -
Nguyễn Ngọc Thanh TX -
Nguyễn Chấn Thành VN -
Nguyễn ThịThành VN -
Nguyễn Thị Kim Thành VN -
Bùi Thanh VN -
Nguyễn Thị Thảo CA -
Đào Kim Thọ/LêvănHoàng VN -
Đỗ Viên Thông CO -
Đỗ Thị Thu VN -
Nguyễn Viết Thới VN -
Nguyễn Văn Thuận VN -
Ngô Văn Thuỷ VN -
Phan Kim Thanh Thủy CA -
Nguyễn Thị Thu Thủy VN -
Phan Thị Thu Thủy CA -
Trương Thị Thanh Tịnh OH -
Nguyễn Thị Minh Trang CA -
Đỗ Đình Trung VN -
Trần Ngọc Tuấn VN -
Trần Thị Bạch Tuyết VN -
Nguyễn Viết Vũ VN -
Trần Thị Ngọc Yến VN -
❖
Class 74-75❖
Dương Ngọc Hiệp VN -
Nguyễn Thị Đồng Hoa VN -
Hàng Ngọc Hiền VN -
Hàng Ngọc Hương VN -
Phan Thị Hương VN -
Trần Mỹ Lệ VN -
Phan Thị Bích Thủy VN -
Phạm Thị Thu Trang VN -
Trương Thị Thanh Thúy VN -
Nguyễn Thi VN -
Nguyễn Thị Thư TX -
Nguyễn Thị Tuyết VN