Văn-Học, Đà-Lạt và Quê Hương
Thầy Trần Đại Bản
Tôi cư ngụ tại Dalat cũng khá lâu, từ năm 1961. Ngày 22 tháng 2 năm 1990, gia đình tôi đến Hoa Kỳ theo diện H.O. Sở dĩ tôi được đến định cư tại Virginia để sống với anh chị tôi vì trước đây khi chưa có chương trình H.O. thì chị tôi, bà Chử Bá Anh tức nữ sĩ Vi Khuê đã làm hồ sơ bảo lãnh cho gia đình chúng tôi từ tám năm trước.
Tôi đã từng sống nhiều nơi tại Dalat, nhưng lâu nhất là ở đường Hoàng Diệu. Nhà tôi ở hẻm 2, đối diện với đường Trần Nhật Duật băng qua đường Hoàng Diệu.
Lúc dạy trường trung học tư thục Thăng Long, tôi thuê nhà tại số 9 Hoàng Diệu để cho gần trường, tiện việc đi lại. Tiền thân của trường Thăng Long là trường Hiếu Học, tọa lạc tại số 10 đường Hai Bà Trưng. Ông Chử Bá Anh là hiệu trưởng rồi sang lại cho giáo sư Trần Huy Bích là một giáo sư trong trường. Ông Bích đổi tên trường thành Thăng Long khi ông đứng tên làm hiệu trưởng.
Một thời gian sau, anh Chử Bá Anh mở lại trường, đặt tên là Văn Học, lúc mới khai trường, trường có trụ sở tại số nhà 12 đường Hoàng Diệu. Để có điều kiện phát triển rộng lớn hơn, anh Chử Bá Anh đã hợp đồng thuê dài hạn cái biệt thự trên đồi tại số 4 Hoàng Diệu, có diện tích chung quanh khá rộng rãi đủ để xây nhiều lớp học bên hông. Từ đó trường trung học tư thục đệ nhất và đệ nhị cấp Văn Học đã ra đời, mở các lớp đệ Thất đến lớp đệ Nhất (lớp 6 đến lớp 12.) Riêng đệ nhị cấp thì từ lớp đệ Tam đến lớp đệ Nhất có đủ cả ba ban A (sinh vật), B (toán lý hóa) và C (sinh ngữ và nhân văn.)
Ngoài một số giáo sư cơ bản của trường, anh Chử Bá Anh đã mời thêm nhiều giáo sư danh tiếng, đã từng dạy học tài các trường ở trong các thành phố lớn như Saigon hoặc tại những tỉnh thành khác. Một số trong những giáo sư giảng dạy tại Văn Học chính là giảng viên văn hóa tại trường Võ Bị Quốc Gia Dalat. Họ gia nhập quân đội theo lệnh tổng động viên trong tình hình chiến tranh leo thang tại miền Nam Việt Nam và được điều động về trường Võ Bị ở Dalat.
Những giáo sư bấy giờ tôi còn nhớ gồm có: Phạm Kế Viêm, dạy Toán hiện ngụ tại Paris; Thân Trọng Bình, dạy Lý Hóa; Nguyễn Minh Diễm, Việt Văn và Triết; Hoàng Trọng Hàn, từng là hiệu trưởng trung học Trần Hưng Đạo, dạy Anh Văn; Phùng Văn Hưởng cũng giáo sư Trần Hưng Đạo, dạy Vạn Vật; Vũ Đức Nghiêm, giáo sư văn hóa tại trường Chỉ Huy Tham Mưu Dalat, dạy Việt Văn; Nguyễn Phước Ưng Hiến, dạy Lý Hóa; Nguyễn Xuân Thiệp tức nhà văn Châu Liêm, giám đốc đài phát thanh quân đội, dạy Anh Văn; Nguyễn Quang Tuyến, tốt nghiệp đại học Dalat ngành Chính Trị Kinh Doanh, dạy Việt Văn; Hồ Thanh Tâm, dạy Sử Địa; Nguyễn Ngọc Giao, Pháp Văn; Trần Bất, Sử Địa; Nguyễn Văn Son, Pháp Văn; Huỳnh tấn Phát, Vạn Vật; Nguyễn Hữu Anh, Hóa Học; Phan Thanh Thư, Nhạc Lý; Lưu Văn Nguyên, Toán; và tôi Trần Đại Bản, Toán và Nhạc Lý. Trường Văn Học là một trường tư nổi tiếng tại Dalat, nhất là về mặt luyện thi Tú Tài nhờ tỷ lệ thi đậu rất cao. Ngay cả những học sinh trường công như Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân cũng có nhiều học sinh ghi tên học các lớp luyện thi tại Văn Học. Các con của anh Chử Bá Anh học trường nhà từ lớp đệ Thất cùng một lúc, nhảy các lớp tiểu học. Bốn cháu thi đỗ kỳ Tú Tài đầu tiên của Viêt Nam Cộng Hòa cùng một lúc năm 1974 rồi cả bốn đều được giấy phép đi du học. Sau khi học một tam cá nguyệt tại Đại Học Y Khoa Minh Đức và Kỹ Thuật Phú Thọ tại Saigon các tháng cuối cùng, các cháu rời Việt Nam vào tháng Ba và tháng Tư qua vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ chỉ một vài tháng trước ngày tất cả sụp đổ. Đó là phước lớn cho gia đình. Nếu các cháu còn ở lại Việt Nam chưa chắc gì anh chị tôi đã quyết tâm rời bỏ đất nước, vì tất cả sự nghiệp của anh chị tôi đều xây dựng tại Dalat.
Ngoài trường Văn Học, bà Chử Bá Anh là hiệu trưởng trường trung học tư thục Văn Khoa (Văn Học 2). Ngôi trường rất đồ sộ, diện tích đến hai ngàn thước vuông, tọa lạc tại số 9 đường Phan Chu Trinh ở khu Chi Lăng ngoại ô thành phố. Sau khi Văn Học ra đời, tôi được anh CBA mời trở lại dạy Văn Học nên tôi từ bỏ Thăng Long. Tôi dạy ở VH cho đến ngày trình diện nhập ngũ năm 1967 – tổng động viên.
Sau khi vào quân đội, tôi được phái về nguyên quán năm 1969, làm việc tại bộ chỉ huy quân trấn điều hành bởi thiếu tá Vũ Đức Nghiêm, người với tôi như anh em vì trước đó đã từng dạy chung tại VH và chia sẻ sở thích văn nghệ. Tập nhạc đầu tay của VĐN in tại Dalat năm 1971 mang tên “Tình Khúc Ly Cơ” gồm 17 ca khúc do tôi kẽ và viết tay, trong đó có bài “Gọi Người Yêu Dấu,” sau này nổi tiếng ai ai cũng biết.
Năm 1970, tôi được đổi về làm tại ban quản trị nhân viên thuộc trung tâm Quản Trị Tiếp Vận, cho đến khi cơ quan này được sát nhập vào bộ chỉ huy tiểu khu Tuyên Đức với tên mới là phòng Tổng Quản Trị. Chức vụ sau cùng của tôi là sĩ quan phụ tá kiêm trưởng ban điều hành phòng tổng quản trị, cho đến ngày di tản.
Vì sinh sống, lập nghiệp tại Dalat đã khá lâu, nên Dalat đã để lại trong tôi nhiều dấu ấn với những kỷ niệm vui buồn khó quên. Nếu không có những biến cố lịch sử của đất nước khiến tôi phải bỏ nước ra đi thì có lẽ tôi đã chọn Dalat là nơi sinh sống cho đến mãn đời. Tôi yêu Dalat vì người dân vốn hiền hòa hiếu khác, và cuộc sống thì không xô bồ, rất ít khi xảy ra trộm cắp và án mạng, so với những thành phố khác. Khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ. Mọi người ra đường ăn mặc lịch sự. Phong cảnh Dalat thật hữu tình nên thơ, với những hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, thác Tuyền Lâm, thác Cam Ly. Xa hơn nữa thì có thác Datanla, Prenn, đập Đa Nhim. Dalat có nhiều vườn hoa xinh đẹp đủ loại với trăm hoa khoe màu rực rỡ những nét riêng – Minosa, Pensée, Anh Đào, những cây liễu rủ Nhật Bản xòe cành tỏa xuống trông thật buồn và quyến rũ. Dalat có rất nhiều hoa Lan – Lan rừng và Lan thuần giống nhập cảng.
Dalat cũng có nhiều biệt thự xinh đẹp như tranh xây theo kiểu Pháp trên những triền đồi thoai thoải dọc theo nhiều con đường Trần Hưng Đạo, Yagout, Trần Bình Trọng, Hai Bà Trưng, Nguyễn Du, với những kiến trúc khác nhau và những bông hoa trồng chung quanh nhà làm tăng vẻ đẹp thơ mộng.
Có nhiều biệt thự có cổng vào bao phủ bởi hoa Giấy, màu sắc có khi tím có khi trắng theo sở thích của chủ nhân. Dalat là thành phố du lịch hấp dẫn khách tứ xứ trong nước cũng như ngoài. Đó là nơi hưởng tuần trăng mật lý tưởng, nơi nghỉ mát mùa hè của người Saigon hay các tỉnh nhiệt đới.
Nói về các món ăn Dalat yêu chuộng nhất có lẽ phải kể là phở - tiệm phở Bằng, phở Đác Tín, phở Ga Xe Lửa, phở xe đẩy của ông Thắng tại ngã tư Hoàng Diệu – Trần Nhật Duật, và phở xe đẩy ở sát cây cầu Cẩm Đô. Buổi sáng trời lành lạnh hay buổi tối sương mù lạnh lẽo, là những lúc khách vào tiệm phở, kêu một tô bốc khói, khách vừa thổi vừa húp, rồi sảng khoái ấm bụng ra về. Về đêm, người ta thích ăn phở ở những xe phở đặt tại các vỉa hè hay tại các ngã tư ít xe cộ qua lại. Càng về khuya, phở càng đậm đà và ngọt ngào. Nhiều người thích mua những cục xương đã nấu nhừ còn dính thịt và còn tủy trong ống xương, người ta gọi là xí quách theo tiếng Tàu. Ngoài những thức ăn trên còn có mì Quảng rất đặc biệt của bà chín Rua, ở sau lưng nhà tôi số 9 Hoàng Diệu; mì vịt tiềm và cháo gà Văn Tĩnh, hoành thánh mì ở rạp Ngọc Hiệp, xôi gà, mì xào dòn sau lưng khách sạn Thủy Tiên, đường Tăng Bạt Hổ; và mì vịt ở phía sau chợ Mới Dalat.
Cà phê nổi tiếng thì có cà phê Tùng, phòng ốc rộng rãi, cà phê hương vị thơm ngon và có nhạc mở nhè nhẹ vừa đủ nghe, những bản nhạc tình lãng mạn, hay nhạc quê hương nhẹ nhàng êm dịu, đã cuốn hút được nhiều người sành điệu hay những lãng tử si tình cô độc sau cuộc tình lỡ làng; những cặp tình nhân đến đó để hàn huyên tâm sự; hoặc một đôi khi những doanh nhân gặp gỡ làm áp phe. Ngoài ra cũng có nhiều tiệm vừa bán cá phê, vừa bán thức uống khác như bia, rượu. Như quán Hoài, quán Trúc, cà phê Thu ở trước rạp Ngọc Hiệp. Quán Trúc của trung úy Lê Thế Chương trước đây thỉnh thoảng cũng có ca nhạc sống để thu hút khách.
Tôi và Lê Uyên Phương có đến đó trình diễn hai lần. Lê Uyên Phương là biệt hiệu ghép của hai người Uyên và Phương, ở nhà chúng tôi gọi anh bằng tên thật là Lộc. Phương ở số nhà 22 Võ Tánh Dalat, thỉnh thoảng chúng tôi họp nhau trên căn gác nhỏ hình chữ A, ngồi trên chiếu uống trà hoặc cà phê và hát cho nhau nghe. Sau ngày LUP có mở quán Lục Huyền Cầm tại nhà cũng thu hút được nhiều giới yêu thích văn nghệ, nhất là lớp sinh viên, học sinh. Nhà Phương ở gần viện Đại Học Dalat, trường Bùi Thị Xuân, trường Bồ Đề, đối diện lữ quán thanh niên, vì vậy có một số học sinh thuê nhà quanh đó để đi học cho gần. Sau 22 năm xa cách, tôi đã có dịp trở về thăm Dalat. Ngỡ ngàng trước mọi cảnh vật đổi thay, có nhiều nơi tôi còn nhận ra. Nhiều con đường vẫn còn đó nhưng thay đổi hẳn. Rạp Ngọc Hiệp đập ra để xây siêu thị, nhà cửa chung quanh cũng đã xây lại thành nhà nhiều tầng. Dãy nhà hai bên đường Hai Bà Trưng phần lớn không thể xác định lại vị trí cũ. Những vùng xa thành phố, từ ngã ba Đa Thành, đường Ngô Quyền, Cao Bá Quát, thì nhà cửa san sát và người ở khu nào cũng đông đúc. Người tứ xứ kéo nhau về Dalat khá đông, kiếm đất xây nhà sinh sống. Dalat bây giờ quá tấp nập ồn ào không còn vẻ thanh vắng êm đềm thơ mộng như xưa nữa.
Xe cộ ngập thành phố nhất là xe gắn máy thì chạy suốt ngày không ngớt khiến qua đường cũng khó khăn mà tai nạn thì có thể xảy ra bất cứ lúc nào dù mình đã để ý cẩn thận.
Nhà cửa xây dựng tùy tiện, không kế hoạch nên nhà thì xây lấn ra ngoài, nhà lại xây lõm vào trong. Nhiều khu nhà xây cất theo hình hộp diêm sơn loạn sắc màu nhìn thiếu vẻ hài hòa. Đường xá trong thành phố cũng còn nhiều nơi ẩm ướt với nước đọng thành vũng, vì cống bị nghẹt không cho nước thoát được, thành ra dơ bẩn và có mùi hôi.
Khu chợ Mới ở tầng trên thì khá hơn, nhưng tầng dưới cùng thì từ tầng cấp bước xuống bùng binh chợ, ngay trước chợ Hoa, đi đâu cũng dẫm phải bùn trong mùa mưa, tức là vào khoảng từ tháng ba cho đến tháng sáu.
Chính khí hậu Dalat cũng thay đổi nhiều. Có những lúc trời nóng bức khó chịu không còn mát mẻ vì dân số ngày càng đông mà những ruộng vườn và rừng cây đã bị phát quang, ảnh hưởng đến khí hậu. Tuy nhiên so với nhiều nơi khác thì Dalat vẫn còn khá hơn rất nhiều.
Du khách muốn thăm thắng cảnh thì ở đâu cũng phải mua vé, chứ không còn tự do như hồi trước Du khách thăm thác Cam Ly không còn thấy cảnh trí thiên nhiên từ xa của thác, vì đã có bức thành cao xây phủ kín chung quanh.
Bên trong nhiều nơi được xây bằng xi măng nên mất vẻ đẹp thiên nhiên. Chưa kể đến những gian hàng bán vật lưu niệm nhan nhản trong khuôn vi của thác.
Chỉ còn Vườn Hoa Dalat, mặc dù có rào dậu và bán vé vào cửa, nhưng bên trong được trang trí khá thẩm mỹ với nhiều loại hoa đẹp và rất nhiều cây cành được trưng bày. Ở đó có nhiều nhiếp ảnh viên với những máy chụp hình khá tối tân phục vụ du khách. Mình có thể lấy những bức hình đã sang lớn, gần bằng trang giấy học trò, sau khi chụp và dạo một vòng để xem vườn hoa.
Tôi có ghé lại thăm trường Văn Học cũ, nay không còn tăm tích nữa vì đã từ lâu bị phân năm xẻ bảy cho một số cán bộ nhỏ tại địa phương làm nhà ở. Bên cạnh bậc cấp là một đống gạch vụn, từ đó mọc lên một đám hoa Quỳ to lớn trông thật hoang tàn. Nhà của tôi trước khi đi đã bán lại cho một người ở khu chợ Mới, nhưng nghe ông ta đã bán lại cho người khác. Người chủ mới đã đập nhà để xây lại rất đẹp, cổng kín cao tường, và trang trí đẹp đẽ. Cái cổng thì bằng sắt và khá cao, có lẽ để ngăn trộm cắp. Vì đất có chiều sâu, đến 22 thước, ngang 8 thước nên họ xay nhà khá lớn.
Theo tôi, dân số Việt Nam bây giờ quá đông, trên 90 triệu, nên việc xây dựng nhà cửa nhiều là tất yếu, tuy nhiên sự phát triển chưa có quy hoạch và đồng bộ. Cuộc sống người dân còn có nhiều cách biệt, người thì quá giàu có, ăn chơi phung phí thoải mái mà chẳng cạn tiền, trong khi đại đa số người dân làm việc rất cực nhọc nhưng vẫn không đủ tiền để sinh nhai. Một số không ít sinh viên tốt nghiệp mà không kiếm ra việc, hoặc ngay cả khi kiếm được việc làm cùng không đủ sống.
Danh Sách VHDL- Bấm vào tên dưới đây để xem hình
❖Thầy Cô
❖
Vi Khuê Chử Bá Anh VA -
Phạm Văn An VN -
Trần Đại Bản VA -
Nguyễn Bào VN -
Nguyễn Thanh Châu VN -
Đặng Vũ Thu Cúc Vancouver -
Nguyễn Minh Diễm VA -
Hoàng Khôi Sydney -
Lê Trọng Lập CA -
Phan Nam VN -
Lưu Văn Nguyên VN -
Trần Thị Diệu Tâm Paris -
Nguyễn Thạc VA -
Nguyễn Văn Thành CA -
Hồ Thanh Tâm VA -
Nguyễn Quang Tuyến VN -
Phạm Kế Viêm Paris -
❖
Class 68-69❖
Nguyễn Duy Thạnh Belgium -
Trần Đức Trung TX -
Lê Thị Thủy Yến CA -
❖
Class 69-70❖
Ngô Gia Bảo WA -
Trương Anh Dũng TX -
Trương Chí Dũng VN -
Trần Ngọc Khanh CA -
Nguyễn Thị Thanh Liêm CA -
Phan Xuân Lâm VN -
Huỳnh Thành Phước NY -
Phạm Thị Bích Thủy Frankfurt -
Nguyễn Văn Trịnh VN -
❖
Class 70-71❖
Đỗ Thị Hồng VA -
Lê Thị Bích Nga VA -
Phạm Thị Hiếu CA -
Phạm Văn Hùng CA -
Nguyễn Thị Minh Trang
Germany-
Trần Văn NC -
❖
Class 71-72❖
Huỳnh Phi Hùng VN -
Phạm Khánh VA-
❖
Class 72-73❖
Đỗ Kim Anh VN -
Lê Thái Bình VN -
Nguyễn Cao Bộ CA -
Trần Thị Cam VN -
Đặng Thị Cung CA -
Hoàng Ngọc Dũng AU -
Trần Công Độ VN -
Nguyễn Thị Gái VN -
Phương Thu Hà CA -
Bùi Hải VA -
Nguyễn Thị Kim Hiền CA -
Phùng Hoài FL -
Thái Thị Hoàng VN -
Lê Thị Tú Hoè VN -
Lê Hùng VN -
Nguyễn Đình Hùng Sidney -
Nguyễn Nam Hùng TX -
Phạm Quý Huyến CA -
Nguyễn Thị Huyền Ma Soeur(HMS) FL -
Nguyễn Hương Huyền WA -
Nguyễn Thị Minh Hương VN -
Trần Khang Paris -
Lê Thị Song Kim VN -
Châu Ngọc Lan VN -
Lê Thị Lan CA -
Phan Thị Lan CA -
Lương Lập VN -
Tôn Nữ Hạnh Liên VA -
Lê Thị Kim Liên VN -
Hồ Thị Minh WA -
Đỗ Thị Mùi CA -
Vũ Tiến Nam Melbourne -
Nguyễn Thị Ngọc A VN -
Phạm Thị Nguyên Nhung VN -
Trần Nguyệt Nga CA -
Trần Văn Ninh VN -
Dương Quang Phước VN -
Nguyễn Văn Phước VN -
Nguyễn Văn Phước Utah -
Nguyễn Thị Bích Phượng VN -
Nguyễn Thị Quang VN -
Lê Xuân Quý VN -
Mạch Sĩ VN -
Phạm Văn Tuệ VN -
Lê Ngọc Tảo VN -
Trần Băng Thanh CA -
Bùi Thị Phương Thanh VN -
Hoàng Hôn Thắm TX -
Nguyễn Thắng UT -
Lê Nguyệt Thu VN -
Phan Kim Ánh Thu CA -
Thanh Thuý VN -
Tống Thị Tín VN -
Nguyễn Thị Minh Trang SJ-CA -
Trần Ngọc Trang VN -
Võ Diệu Trí VN -
Bùi Thanh Tuấn VN -
Hoàng Thị Thanh Vân VN -
Phạm Thị Thu Vân VN -
Nguyễn Tường Vân CA -
Nguyễn Tiến Vinh CA -
Nguyễn Tất Vui VN -
Lương Xuân Yến VN -
❖
Class 73-74❖
Chử Nhất Anh VA -
Chử Nhị Anh VA -
Chử Tứ Anh VA -
Huỳnh Ngọc Anh VN -
Nguyễn Ngọc Anh VN -
Trần Thị Thu Cúc VN -
Đinh Cường VN -
Phạm Minh Cường VN -
Lê Thị Dậu Bocholt -
Khúc Thị Xuân Dung VN -
Nguyễn Thị Dung VN -
Dương Quang Dũng Paris -
Nguyễn Thanh Dũng VN -
Võ Hoàng Đa CA -
Nguyễn Phước Bửu Đàn CA -
Trần Văn Đồng VN -
Trần Ngọc Hiệp VN -
Nguyễn Đắc Hớn VN -
Bùi Mạnh Hùng VN -
Huỳnh Quốc Hùng Québec -
Lê Thị Hường VN -
Võ Tấn Hưng VN -
Nguyễn Hùng VN -
Vương Thị Lan VN -
Trần Quốc Lăng CA -
Nguyễn Thế Liêm VN -
Trần Ngọc Liên CA -
Nguyễn Kim Long VN -
Trần Phi Nga GA -
Trần Văn Lợi VN -
Nguyễn Thị Lượm VN -
Trương văn Trung/Minh VN -
Văn Công Nam VN -
Nguyễn Thị Nga VN -
Đặng Phước Ngọc VN -
Đặng Mậu Phước VN -
Lê Thị Tuyết Phượng CA -
Đinh Anh Quốc VA -
Trần Văn Sanh WA -
Nguyễn Hoàng Sơn CA -
Nguyễn Đình Tài VN -
Nguyễn Văn Tâm VN -
Khiếu Thắng WA -
Bùi Đức Thanh CA -
Trần Mai Thanh CA -
Nguyễn Ngọc Thanh TX -
Nguyễn Chấn Thành VN -
Nguyễn ThịThành VN -
Nguyễn Thị Kim Thành VN -
Bùi Thanh VN -
Nguyễn Thị Thảo CA -
Đào Kim Thọ/LêvănHoàng VN -
Đỗ Viên Thông CO -
Đỗ Thị Thu VN -
Nguyễn Viết Thới VN -
Nguyễn Văn Thuận VN -
Ngô Văn Thuỷ VN -
Phan Kim Thanh Thủy CA -
Nguyễn Thị Thu Thủy VN -
Phan Thị Thu Thủy CA -
Trương Thị Thanh Tịnh OH -
Nguyễn Thị Minh Trang CA -
Đỗ Đình Trung VN -
Trần Ngọc Tuấn VN -
Trần Thị Bạch Tuyết VN -
Nguyễn Viết Vũ VN -
Trần Thị Ngọc Yến VN -
❖
Class 74-75❖
Dương Ngọc Hiệp VN -
Nguyễn Thị Đồng Hoa VN -
Hàng Ngọc Hiền VN -
Hàng Ngọc Hương VN -
Phan Thị Hương VN -
Trần Mỹ Lệ VN -
Phan Thị Bích Thủy VN -
Phạm Thị Thu Trang VN -
Trương Thị Thanh Thúy VN -
Nguyễn Thi VN -
Nguyễn Thị Thư TX -
Nguyễn Thị Tuyết VN